Ngày 29/09/2016, Google chính thức thông báo đổi tên nhận diện thương hiệu Google Apps (for Work, Education, Government) thành G Suite, mà theo Google với tên gọi mới này là để nói lên rõ hơn sứ mệnh sản phẩm họ đang cung cấp.
Cũng theo thông báo từ Google, những gói Google Apps miễn phí (Standard edition) đã được đăng ký trước ngày 06/12/2012 vẫn được sử dụng và hoạt động bình thường và luôn:
Vì những lợi ích này nên G Suite bản miễn phí (Standard edition) luôn được những doanh nghiệp vừa và nhỏ tìm kiếm rồi mua lại, họ chỉ mất chi phí mua 1 lần, không mất phí tháng như G Suite Basic / Business. Điều này giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm một khoản chi phí không hề nhỏ so với phải mua gói trả phí hay tự vận hành hệ thống email server tốn kém mà tỉ lệ vào Spam lại cao.
Nói thêm về G Suite bản Free/miễn phí (Standard edition) là một bộ các ứng dụng trực tuyến chạy trên hệ thống điện toán đám mây Google cloud mà Google đã cho ra mắt giới công nghệ từ ngày 28/08/2006. Khi đó, Google mới chạy thử nghiệm các ứng dụng như Gmail, Google Talk, Google Calendar, và ứng dụng Google Page Creator nay đã được thay thế bằng Google Sites. Qua nhiều năm phát triển và chạy thử nghiệm, Google vẫn luôn cho người dùng đăng ký và sử dụng miễn phí các ứng dụng của họ vào nhiều mục đích, bao gồm cá nhân và doanh nghiệp hầu hết đã và đang sử dụng để gửi email, trao đổi lưu trữ dữ liệu. Theo Google, hiện có hơn 5 triệu tổ chức trên toàn thế giới đang sử dụng Google Apps, trong đó 60% các công ty thuộc Fortune 500.
Hiện Google đã ngừng cấp phép đăng ký mới đối với G Suite bản Free kể từ ngày 06/12/2012, thay vào đó là các sản phẩm trả phí như G Suite Business và G Suite Basic. Nhằm tạo điều kiện cho người dùng nâng cấp lên gói trả phí, Google đã luôn tìm cách nâng cấp các sản phẩm trong gói ứng dụng: tăng dung lượng Gmail, Drive lên 25GB rồi lại lên 30GB/user. Đồng thời cũng hạn chế một số tính năng đối với G Suite Free như không cho add thêm domain phụ (secondary domain), không cho thay đổi domain chính (primary domain), mà chỉ cho add thêm domain bí danh (alias domain). Động thái này khiến cho những doanh nghiệp đang sử dụng miễn phí giờ đây cũng phải rút hầu bao của mình ra nếu như muốn thêm tên miền để phục vụ cho kinh doanh, hay thêm số lượng người sử dụng …